Nhà Xuất Bản Trẻ Gian Hàng Nxb Trẻ Tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình Thời Gian Làm Việc: Mọi Ngày, 8g – 21g Đường Sách Nguyễn Văn Bình – P. Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh 02839141579

Nhà Xuất Bản Trẻ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Ấn bản hoài cổ cho 5 quyển sách của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Bộ sách Tự học gồm: – Thuật Tư Tưởng – Tôi Tự Học Bộ sách Xử thế và tự rèn luyện bản thân gồm: – Thuật Xử Thế Của Người Xưa – Cái Dũng Của Thánh Nhân – Một nghệ Thuật Sống Nhà Xuất Bản Trẻ

——————————

Nhà Xuất Bản Trẻ FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Xuất Bản Trẻ
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Nhà Xuất Bản Trẻ: 

Nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023), NXB Nhà Xuất Bản Trẻ trân trọng giới thiệu các sách về Đảng Cộng sản, lịch sử, tư tưởng và công tác cán bộ.

——————————

DI SẢN HỒ CHÍ MINH – TỦ SÁCH CẦN THIẾT CHO CÁC CƠ QUAN, TRƯỜNG HỌC Nhà Xuất Bản Trẻ

 
Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh gồm sách giấy, bản đồ, sách điện tử, đây là tài liệu quan trọng cho tủ sách của các đơn vị, đặc biệt là trong việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
[SÁCH MỚI] ẤN BẢN HOÀI CỔ BỘ SÁCH KINH ĐIỂN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC 
Tủ sách Thu Giang là tổng thể công trình văn hóa giáo dục của tác giả gởi đến bạn đọc, nên các tựa sách trong mỗi bộ sách và mỗi bộ sách trong tủ sách đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết và bổ sung kiến thức cho nhau theo 1 trình tự từ thấp lên cao, cuốn sau bổ sung cho cuốn trước. Nhà Xuất Bản Trẻ
Đối với những độc giả muốn tìm về các giá trị giáo dục xưa, trường tồn theo thời gian, thì các cuốn sách của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần luôn là lựa chọn. Đây cũng là những cuốn sách động viên việc học tập và phát triển bản thân suốt đời.
 
 

——————————

LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH: LÊ SƠ SỤP ĐỔ Nhà Xuất Bản Trẻ

Ngày 24 tháng 5 năm Giáp Tý (1504), vua Lê Hiến Tông qua đời, hưởng thọ 43 tuổi (1461-1504). Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ thực lục, quyển 14) cho biết rõ ràng: nhà vua vì quá ham mê tửu sắc mà kiệt sức rồi lâm bệnh nặng và qua đời. Cơ nghiệp của nhà Lê cũng bắt đầu lung lay kể từ đó. Nhà Xuất Bản Trẻ
Khi Lê Hiến Tông qua đời, hoàng tử thứ ba là Lê Thuần được đưa lên nối ngôi. Bấy giờ, Lê Thuần mới 16 tuổi, ốm yếu và mang nhiều bệnh tật trong người. Nhà vua ở ngôi chưa được sáu tháng thì đã qua đời, miếu hiệu là Lê Túc Tông. Trong sáu tháng ở ngôi, Lê Túc Tông gần như chỉ làm được một việc duy nhất là đặt cho mình niên hiệu Thái Trinh.
Sự không hoàn hảo của văn học
– Nguyễn Bình Phương – Nhà Xuất Bản Trẻ
Viết là tìm thấy hay đánh mất? Đó là câu hỏi luôn luôn vang lên trong tâm trí tôi kể từ sau khi tác phẩm đầu tiên của mình ra đời.
Viết là tìm thấy hay đánh mất? Đó là câu hỏi luôn luôn vang lên trong tâm trí tôi kể từ sau khi tác phẩm đầu tiên của mình ra đời. Có lúc tôi nghĩ là tìm thấy, nhưng không ít lần tôi lại cho rằng viết là đánh mất. Thật khó biết chính xác khi viết mình tìm thấy gì và đánh mất gì. Nhưng điều rõ nhất là tôi có một thế giới ăm ắp trong tâm trí tôi, thế giới ấy kết tạo bởi đời sống và trí tưởng tượng. Thế giới ấy biến hóa sinh động và luôn luôn hỗn độn. Nhà Xuất Bản Trẻ
Khi tôi viết ra, là đã tiết lộ với mọi người cái thế giới thầm kín kia, cũng đồng nghĩa vừa tìm thấy vừa đánh mất. Tôi tìm thấy một khoảnh khắc, cố định được nó, nhưng đánh mất những sinh trưởng của chính cái được cố định. Tôi có nhiều phương án cho cuộc đời của các nhân vật, có rất nhiều, nhưng khi viết ra tôi chỉ chọn một và tôi đã đánh mất đi sự biến hóa, sự phong phú của các nhân vật ấy, tôi đánh mất những phương án mà có thể lúc nào đó sẽ là tối ưu chứ không phải phương án đã viết ra. Nhà Xuất Bản Trẻ
Cầm cuốn tiểu thuyết đầu tay, cảm giác của tôi là tiếc nuối vì vừa hao khuyết một thế giới hỗn độn nguyên sơ trong tâm trí mình và đó là lúc câu hỏi hoài nghi vang lên trong tôi. Tôi nhận ra mình tìm thấy sự mạch lạc trong mớ hỗn mang, nhưng tôi cũng đồng thời đánh mất một thế giới bát nháo, sống động của những cảm tính. Tìm thấy và đánh mất đan xen quấn quýt nhau như thế, như những mảng đậm nhạt vờn đuổi trên Mặt Trăng. Nhưng dù sao thì tôi đã tìm thấy những độc giả đầu tiên của mình và một phần trong số đó đi cùng tôi tới tận bây giờ. Tôi tìm thấy lòng can đảm vì đã trình ra một thế giới lâu nay ủ kín trong tâm trí, dù thế giới đó không hẳn đã hoàn hảo vì không hẳn đã chính xác với thế giới trong tâm trí tôi. Nhà văn nào cũng mong muốn đạt tới sự hoàn hảo, mà sự hoàn hảo chỉ đến khi người ta ngừng viết. Khi nhà văn nằm xuống đồi núi mới trồi lên. Nhà Xuất Bản Trẻ
Văn học không lành mạnh thẳng thớm như thể thao, nó là thứ khiến người ta ngước lên chỉ sau khi đã cúi xuống nhìn sâu vào chính bản thân mình. Tôi nghĩ, về cơ bản có hai loại người, một loại cúi nhìn trái tim mình và một loại cúi nhìn hạ bộ mình. Và tôi không xác quyết loại nào tốt, loại nào xấu, loại nào cần lên án hay loại nào cần tụng ca. Nhà Xuất Bản Trẻ
Thiên chức nhà văn, nếu có, là chỉ ra rằng trong trái tim có bóng dáng của hạ bộ, và ngược lại. Đấy là lúc nhà văn tìm thấy tiếng nói của mình và đấy cũng chính là chỗ hiểm nguy nhất của nghề viết, hiểm nguy nhưng không thể khước từ nếu anh thực sự là nhà văn.
Nhà văn tìm thấy sự trong sáng ở phần đen tối nhất, tìm thấy hòn đảo lạc quan giữa trùng trùng những lớp sóng bế tắc. Như thế, tức là anh ta đánh mất đi con người lí tưởng, theo mẫu số chung của đám đông, và bù lại, anh ta tìm thấy con người theo đúng nghĩa của nó, con người như một sự hỗn độn bát nháo nhưng không thể phủ định rằng rất thơ ngây. Nhà Xuất Bản Trẻ
[…] Nhà văn là một tế bào của xã hội và anh ta chứa đủ những gì mà cơ thể xã hội đang mang. Xã hội tràn lan dấu ấn tâm thần thì nhà văn cũng chẳng tránh khỏi, những gì anh ta viết ra cũng chẳng tránh khỏi. Hành vi tâm thần luôn là những hành vi hồn nhiên nhất vì thế mà nó cũng là tự do nhất. Con người càng hồn nhiên thì càng tự do, càng tự do thì càng tiến sâu vào huyền ảo. Đó là lộ trình tôi tin tưởng. Trong thế giới huyền ảo tôi được các nhân vật rỉ tai rằng cần thận trọng với lòng tốt của người chưa bao giờ xấu xa, rằng rốt cuộc lí tưởng vẫn là thứ cần thiết cho một đời người, rằng huyền ảo là chốn bình đẳng tuyệt vời nhất. Nhà Xuất Bản Trẻ
Tôi tìm thấy nhiều điều ngay với nhân vật của mình, nhưng tôi đã đánh mất tính nhân ái phổ thông mà thế hệ nhà văn trước gieo vào tôi, thông qua các nhân vật lí tưởng hóa của họ. Tôi tìm thấy mặt đất cho nhân vật và đánh mất bầu trời của họ.
Viết là tìm thấy và viết cũng là đánh mất.

——————————

Bức tranh tinh xảo về thời chiến của Hồ Anh Thái Nhà Xuất Bản Trẻ

“​Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái sau nhiều năm ít xuất hiện với văn chương. Vẫn như nhiều tác phẩm khác như Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra… dấu ấn chiến tranh vẫn sẽ hiện diện trong tiểu thuyết này, từ đó sự phức tạp của con người đã được khảo sát vô cùng tỉ mỉ đặt trong thời kì có nhiều biến động. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Tác phẩm tập trung vào Phan – một chiến sĩ trẻ tuổi khoảng giữa 20, có đời hoạt động cách mạng vô cùng lận đận. Từ khả năng nhìn thấu xuyên tường, anh được đưa vào cơ quan cơ mật. Tuy thế sau hai năm mất đi khả năng, anh bị điều xuống cơ quan khen thưởng với công việc chính là viết giấy báo tử và cuối cùng là lên đài quan sát để báo cáo về vị trí của máy bay địch. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Trong sự chìm nổi, anh gặp được rất nhiều người và lắng nghe họ. Từ những người thật đến loài ma xó, từ những ông già hoài nhớ quá khứ cho đến các chú bộ đội ở ngoài tiền tuyến… Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu là một bức tranh vô cùng sống động về chiến tranh, tình yêu và những con người vô cùng phức tạp. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Như câu dự báo thời tiết mà người Việt Nam vốn dĩ quen thuộc “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa to”, cuốn tiểu thuyết này là những câu chuyện về một cuộc chiến. Cũng như những cuốn sách khác hướng về chiến tranh, tác phẩm mới này cũng nhắc về một thời kì của quần ống tuýp, đầu đít vịt, canh toàn quốc, nước chấm đại dương, thịt hoa trôi, mất sổ gạo… Vẫn giữ được chất châm biếm từ các tiểu thuyết hoạt kê, Hồ Anh Thái thâm nhập vào cuộc sống ấy đầy dân dã, chất phác mà không quên thêm những tiếng cười giòn. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Tuy thế cuộc sống ở giai đoạn ấy cũng đầy ngột ngạt với những dồn nén. Như một câu nói nếu đồ đạc không lấn át người, thì ta thấy mình là thực thể chính, từ đó thêm tự tin hơn. Việc Hồ Anh Thái cho nhân vật chính có những khả năng vô cùng độc đáo như nhìn xuyên tường, thần giao cách cảm… hay sự xuất hiện của những “ma xó” và các linh hồn… ngoài mặt cung cấp một giọng văn mới đậm tính huyền ảo, thì đó còn là ẩn dụ cho một thế giới tự mình làm chủ, nắm thế chủ động, có thể quan sát một cách toàn diện từ phía bên ngoài. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Trong tinh cầu ấy có người làm những hành động không được “khuyến khích”, từ đó tác phẩm như đang nói thay cõi lòng của một thời thế không thể khác hơn. Sự trong suốt ấy, sự tương quan ấy… như đang đại diện cho những đỉnh cao quyền lực về sự giám sát, đứng ngoài độc lập, không hề nhúng chàm nhưng lại biết hết tất thảy mọi chuyện. Do đó như một logic hiển nhiên khi Phan mất đi khả năng của mình cũng chính là khi anh tự sa lầy và bị giáng cấp. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Gián cấp như điều hiển nhiên, Phan nhận lấy sự cay đắng ấy không thể giải bày. Từ người quyền cao chức trọng, ngay liền lập tức anh đi vào trong thế giới linh hồn để rồi trò chuyện với những hồn ma. Dương suy âm thịnh, ngay tại nơi đó, dường như kết nối tâm linh với người anh trai ngày càng mạnh mẽ và khó lí giải. Đậm tính đông Phương trong các suy ngẫm về mối liên hệ, những cơn “đồng mộng” như sự đồng nhất, để từ chỗ đó anh làm quen được với những người khác, lắng nghe họ kể rồi tự làm nên “đế chế” những câu chuyện kể của riêng chính mình. Nhà Xuất Bản Trẻ
​Tác phẩm cũng mở rộng ra với những câu chuyện về máy bay B-52, về rải bom thảm và những truyện cười về hầm trú bom. Bức ảnh tang thương của Bệnh viện Bạch Mai từng có trong các sách sử cũng hiện lại về, với các lựa chọn phải giữ toàn vẹn cơ thể cho người đã chết hay là cứu lấy người sống? Chôn vùi những người không rõ sống chết hay chịu ném bom xuống hàng xe dài khi núi đã lở? Những đoàn di dân, những sự thiếu thốn, những đêm bừng cháy, những tối tắt điện… đã được mô tả vô cùng sống động, như những tư liệu hoàn toàn mới mẻ cho những người trẻ.

——————————

HỔ ĐI SƠ TÁN “Mấy chú lính mới thấy hai cũi hổ thì giơ tay vẫy. A, hổ cũng đi sơ tán chống Mỹ. Đi sơ tán chống Mỹ là một khái niệm tuyên truyền. Người không trực tiếp chiến đấu, không phải ở lại bảo vệ thành phố, thì đi sơ tán bảo toàn tính mạng cũng là một cách chống Mỹ. Người đi sơ tán để chống Mỹ thì hổ đi sơ tán cũng là để chống Mỹ. Nhà Xuất Bản Trẻ
Hai chiếc xe bò chở hổ đã dẹp vào bên lề đường. Hai người đánh xe thả xuống mặt đường một nắm rơm cho bò ăn. Để chúng bình tĩnh lại. Kể ra bảo chúng trấn tĩnh cũng khó. Ngay phía sau đuôi bò, mấy con hổ cứ nồng nặc tỏa mùi như thế.
Bảo người bình tĩnh cũng khó. Một chú xe bò nói. Khi mà trên trời máy bay nó cứ quần đảo như thế.”
Trích HÀ NỘI NHIỀU MÂY – CÓ LÚC CÓ MƯA NGÂU Nhà Xuất Bản Trẻ
(Tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái)
Những chú hổ làm xiếc sẽ như thế nào khi trận bom trút xuống Hà Nội?
Câu chuyện hiện thực và huyền ảo tái dựng không khí ở thủ đô Hà Nội những ngày chống cuộc tấn công từ trên không. Những con người bình thường và khác thường, giản dị và kỳ lạ, tạo nên một tiểu thuyết lôi cuốn lạ thường.

——————————

Dương Hướng: Tôi đã viết ‘Bến không chồng’ như thế Nhà Xuất Bản Trẻ

Tôi viết bằng cả tấm lòng yêu thương của một người lính từ chiến trường về nhìn thấy quê hương, thấy những người thân yêu của mình chịu bao mất mát thương đau vì chiến tranh.  
Là người cầm bút, tôi đã viết bằng cả trái tim mình vì quê hương. Ðó là câu trong suốt ba chục năm qua, tôi đã luôn tâm nguyện. Tôi viết bằng cả tấm lòng yêu thương của một người lính từ chiến trường về nhìn thấy quê hương, thấy những người thân yêu của mình chịu bao mất mát thương đau vì chiến tranh.
Sau mười lăm năm Thống nhất, do cơ chế bao cấp, đất nước vẫn còn quẩn quanh trong khó khăn đói kém. Đến những năm 1989- 1990, công cuộc đổi mới đất nước mới bắt đầu: Mở cửa biên giới thông thương làm ăn với nước ngoài, kinh tế dần hồi phục, văn học ngày ấy mới được gọi là“ cởi trói”. Chả biết ai trói ai hay mình tự trói mình. Tôi cũng theo trào lưu ấy, lao vào thử sức viết một cuốn tiểu thuyết xem sao. Nhà Xuất Bản Trẻ
Trong tâm thế lúc ấy cũng lơ mơ nhận ra “Tiểu thuyết là cỗ máy cái của văn học”. Bến không chồng chính là tiểu thuyết đầu tay của tôi nên khi viết cứ vô tư thấy gì viết nấy. Các nhân vật có sẵn trong làng trong xóm cứ thế mà phanh phui mổ xẻ chẳng ngại ngần gì. Các nhân vật chính như chú Vạn, bà Nhân, bà Hơn, đều là bà con họ tộc trong làng. Còn Hạnh, Dâu, Thắm đều là bạn bè trang lứa.  
Khi viết tôi hình dung ra rõ tính cách từng người. Mỗi người một thân phận khác nhau. Câu chuyện tôi muốn gửi gắm tới bạn đọc với chủ đề chính là sự hi sinh mất mát vô cùng lớn lao của người dân quê tôi và những cô gái trong làng, họ đã trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt. Các trai làng ra trận để lại những cô gái không chồng hoặc có chồng cũng như không. Điều quan trọng hơn cả là sắp xếp các mối quan hệ cho hợp lí để bố cục tác phẩm cho chặt chẽ. Nhà Xuất Bản Trẻ
Khi viết Bến không chồng tôi mới chỉ là anh chàng thợ máy tàu thủy, làm máy trưởng của con tàu HQ06 của Cục Hải quan Quảng Ninh. Ngoài công tác kiểm soát chống buôn lậu, còn phải tham gia sản xuất trồng lúa, trồng khoai sắn, và còn cả đánh cá cải thiện đời sống, tham dự vào công cuộc chống đói như trên tôi đã đề cập. Đói thì đói, nhưng trong tư tưởng vẫn luôn hồn nhiên tràn đầy khí thế quyết chí tới mức ngu ngơ, hứng lên làm đơn xin lãnh đạo Cục cho nghỉ không hưởng lương sáu tháng liền ngồi nhà viết văn, mặc cho nhiều người bảo mình gàn dở. (Cái sự gàn dở này, mãi sau này tôi mới nhận ra, đây chính là tố chất ưu việt, rất nghệ sĩ của mình).  
Khi tác phẩm Bến không chồng được gửi lên nhà xuất bản Tác Phẩm Mới (nay là nhà xuất bản Hội Nhà Văn), tôi thực sự cảm động trước nhận xét của nhà thơ Nguyễn Phan Hách: “Tiểu thuyết Bến không chồng như một biên niên sử của làng Đông nói riêng và của miền quê đồng bằng Bắc bộ nói chung”.
Vào một buổi tối, tôi nhận được điện thoại của nhà văn Lý Biên Cương thông báo “Bến không chồng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam”. Tôi dửng dưng thoáng chút nghi ngờ tưởng nhà văn nói đùa. Nhưng giọng nói đầy hào hứng của nhà văn Lý Biên Cương bảo mai lên Hà Nội, sáng kia Hội Nhà văn tổ chức trao giải. Khi lên tới Hà Nội, tôi nhận được điện của nhà báo Dương Phương Vinh, phóng viên báo Tiền Phong xin gặp phỏng vấn. Oách nhỉ, tôi thầm nghĩ. Và vài ngày sau đã thấy báo Tiền Phong xuất hiện bài viết với cái tít ngồ ngộ “Chàng trai thợ máy tàu thủy lĩnh giải văn chương”. 
Khi nhận giải thưởng xong, tôi có ghé thăm Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. Mục đích cũng chỉ để khoe chút thành công sau này ngành tạo điều kiện cho mình. Thật may, Tổng cục trưởng là người cũng đam mê văn chương nên  ông rất phấn khởi bảo tôi: Dương Hướng cứ về, hải quan Quảng Ninh sẽ tổ chức mừng giải thưởng. Đây là niềm tự hào cho ngành. Nhà Xuất Bản Trẻ
Tiểu thuyết Bến không chồng bắt đầu từ ngày ấy cứ liên tiếp được tái bản hàng năm, phóng viên báo chí viết bài, phỏng vấn đủ chuyện xung quanh tác phẩm. Rồi sinh viên, học viên các trường đại học điện thoại xin gặp làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Rồi nước Pháp, nước Ý, nước Đức dịch. Đặc biệt ở trong nước, Đạo diễn Lưu Trọng Ninh hai lần làm phim: “Bến không chồng” phim nhựa, “Thương nhớ ở ai”, phim truyền hình.
——————————
Nhà Xuất Bản Trẻ FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Xuất Bản Trẻ
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Nhà Xuất Bản Trẻ: 

Leave a Comment