Phanbook Hy Vọng Sẽ Là 1 Cầu Nối Giữa Người Làm Ra Tác Phẩm Với Người Tiếp Nhận Tác Phẩm; Lan Tỏa Những Giá Trị Sáng Tạo, Lối Sống, Tư Tưởng Phát Triển Bền Vững, Đem Lại Nhận Thức Tích Cực

Phanbook trân trọng giới thiệu đến quý độc giả hai bộ lịch bàn cho năm Quý Mão 2023 với chủ đề: “YÊU THƯƠNG VÀ TỪ BI” & “HẠNH PHÚC TỪNG NGÀY”. Không chỉ có những câu trích dẫn đầy minh triết từ Đức Đạt Lai Lạt Ma hay những trích dẫn chọn lọc trong các sách của Phanbook, hai bộ lịch còn có những tranh vẽ minh họa cực kỳ dễ thương, hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng giúp ta tái tạo nguồn năng lượng tươi mới mỗi ngày.

GIAN HÀNG TMĐT Phanbook: 
– Website: phanbook.vn

Sở hữu một cuốn lịch thôi là bạn nắm cả “tinh hoa của sách Phanbook” trong tay rồi nè!!!

[MINI GAME] GÓC SÁCH Phanbook Như lời hứa với các Mọt, hôm nay mini game quay trở lại rồi nè!
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng mình cùng chơi một game mang “tinh thần học tập” nhaaa (đùa xíu, ý Ad là khoe góc sách thôi à).
Ngay dưới post này, hãy khoe một bức hình #Góc_sách_Phanbook của bạn. Sách nhiều hay ít không quan trọng, hãy coi đây là dịp mình kiểm lại xem đã gắn bó với Phanbook qua bao cuốn sách rồi bạn ha.

1 ảnh nhận được nhiều tương tác nhất (like, tim, haha…) sẽ nhận được voucher mua sách Phanbook tự chọn 500k. (Bạn hoàn toàn có thể kêu gọi bạn bè vào bình chọn cho mình, miễn là không hack like nha).

2 ảnh chụp góc sách Phanbook “art” nhất do Admins lựa chọn, sẽ nhận được voucher mua sách 300k.
Dễ quá phải không bạn, ad ngồi đây chờ hình các Mọt gửi nhaaaaa.
Game kết thúc vào 20h ngày 26/11. Chủ nhật (27/11) ad thông báo kết quả nha các bạn!

SIÊU SALE “NGÀY VÀNG Phanbook” Các bạn ơi!
Duy nhất hôm nay, tại kiosk Đường Sách Nguyễn Văn Bình và website Phanbook.vn, các đầu sách về âm nhạc do Phanbook phát hành được giảm giá 50% luôn đó ạ
Các tựa được giảm giá bao gồm:
– Lam Phương trăm nhớ ngàn thương (Nguyễn Thanh Nhã)

– Trịnh Công Sơn và Bod Dylan (John C. Schafer)
– Rock Hà Nội, Boléro Sài Gòn (Jason Gibbs)
– Những lời bình yên (Quốc Bảo)
– Tâm chân dung (Quốc Bảo)

[THÔNG BÁO PHÁT HÀNH] NHẬT KÝ KẺ MỊ TÌNH – Søren Kierkegaard “Nhật ký kẻ mị tình” của Kierkegaard có tầm vóc của một huyền thoại trong nền văn chương vô tận của Tình”
– Nhà văn Nhật Chiêu
Phanbook và NXB HỒNG ĐỨC trân trọng giới thiệu!

“Nhật ký kẻ mị tình” (Nguyên tác: Forförerens Dagbog, 1843) là tác phẩm của triết gia Søren Kierkegaard. Từ vở ca nhạc kịch (Opera) Don Giovanni của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart, Soren Kierkegaard dựng nên một kẻ chinh phục phụ nữ vô cùng hào hoa giống với Don Juan.

Chàng Johannes, nhân vật của cuốn sách, được mô tả là một kẻ mị tình thông minh và tài ba. Anh ta là người không có khả năng nuôi dưỡng bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào và chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong những cuộc phiêu lưu tình ái. Chàng và Edward cùng mê mẩn nàng Cordelia Wahl. Nhưng trái với Edward nhút nhát, Johannes tinh ranh và khéo léo hơn khi lợi dụng Edward để Cordelia nhận ra hắn mới là người đàn ông thú vị, phù hợp hơn hết.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Søren Kierkegaard (5/5/1813 – 11/11/1855) là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, tác gia người Đan Mạch thế kỷ 19. Kierkegaard phê phán triết học Hegel trong thời đại ông cũng như điều mà ông xem là hình thức rỗng tuếch của giáo hội Đan Mạch. Phanbook

Phần lớn nội dung các tác phẩm của Kierkegaard tập chú vào các vấn đề tôn giáo như bản chất của đức tin, định chế của giáo hội, đạo đức và thần học Cơ Đốc, tình cảm và cảm xúc của mỗi cá nhân khi đối diện với những chọn lựa trong cuộc sống.

Kierkegaard chọn lựa phương cách để độc giả tự khám phá thông điệp và ý nghĩa các tác phẩm của ông, bởi vì “đây là một việc khó khăn, nhưng chỉ có sự khó khăn mới có thể truyền cảm hứng cho những tâm hồn cao thượng”. Do đó, nhiều người đã tìm cách giải thích Kierkegaard như là người có khuynh hướng hiện sinh, tân chính thống, hậu hiện đại, nhân bản, chủ nghĩa cá nhân v.v…

Vượt quá ranh giới của triết học, thần học, tâm lý học, và văn chương, Kierkegaard được nhìn nhận là một nhân vật quan trọng có nhiều ảnh hưởng trên ý thức hệ đương đại.
[PHANBOOKER CÓ BIẾT?] LỐI VÀO ROCK ‘N’ ROLL Ở VIỆT NAM Những gốc gác ban đầu của nhạc rock trên thế giới gần như đồng thời với sự kiện chia đôi đất nước Việt Nam năm 1954; đĩa đơn đầu tiên của Elvis Presley được phát trên sóng phát thanh đúng lúc người Pháp chấp thuận triệt thoái khỏi Đông Dương (James 1989, 122).

  Không lâu sau đó, cố vấn và nhân viên quân sự Mĩ có mặt tại Nam Việt Nam, mang theo cùng với hành lí của họ là những đĩa nhạc phổ thông Mĩ mới nhất.  

Rock là âm nhạc của thời Chiến tranh Lạnh và thường vô tình biến thành một công cụ tranh đấu trong cuộc chiến ý thức hệ. Ở phương Tây, nó vừa bị xem như kẻ thù nằm vùng lại vừa được coi như một biểu hiện của tự do và hoà bình. Khối Xôviết lại sợ nó vì khả năng tập hợp thanh niên và xoáy vào sự nổi loạn trong họ. Những sự trái chiều về quan điểm văn hoá và ý thức hệ này đã có ảnh hưởng đến nhạc rock ở Việt Nam. Phanbook

Từ năm 1954 đã có lệnh cấm mọi thứ giải trí phương Tây tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và thủ đô Hà Nội (tức Bắc Việt Nam). Rock vào Việt Nam thông qua ngả Sài Gòn, thủ đô của Việt Nam Cộng hoà (Nam Việt Nam). Mặc dù dễ bị sự kiểm soát của xã hội trong thời chiến, nhưng rock không gặp phải sự kiểm duyệt nặng nề và thậm chí còn kết hợp chặt chẽ với phương tiện tuyên truyền ở miền Nam.

Sau khi Sài Gòn sụp đổ và Việt Nam thống nhất năm 1975, chế độ Cộng sản chiến thắng cấm nhạc rock miền Nam. Dù vậy, nó vẫn là một phần của trí nhớ tập thể Sài Gòn và còn chảy ngược ra Hà Nội. Tuy rằng luôn chỉ có một thị hiếu hạn hẹp, rock đã tìm ra một lớp thính giả say mê hết mình trong giới trẻ có học Việt Nam trong các trường tư thục và đại học Nam Việt Nam.

[ĐỜI SỐNG CỦA SÁCH] TIỆM SÁCH CŨ VÀ HOẠT ĐỘNG “CHỦ NHẬT TẶNG SÁCH” GIỮA SÀI GÒN Phanbook

Anh Bá Tân – chủ của thương hiệu “Bá Tân – sách cũ thư viện” là người có nhiều năm kinh doanh mặt hàng sách cũ tại Sài Gòn. Không chỉ bán sách, anh còn là một gương mặt review sách khá có tiếng trên các trang mạng Facebook, Youtube, Tiktok…
Hiện nay, tiệm sách cũ “Bá Tân – sách cũ thư viện” tọa lạc tại 451/22 Hai Bà Trưng, Quận 3. Tới đây, bạn đọc không chỉ được ngụp lặn trong một không gian ngập tràn sách, nghe anh chủ tư vấn sách, mua sách với giá cực kỳ ưu đãi mà còn được chơi với các bé mèo rất dễ thương.

Hoạt động tặng sách ngày Chủ nhật được anh Tân duy trì ba năm nay từ khi quán còn ở địa chỉ cũ với tên gọi “Sài Gòn năm xưa”. Bạn đọc tới đây được chọn sách hoàn toàn miễn phí tại kệ sách dành riêng cho ngày Chủ nhật.

Bật mí nhỏ với các bạn, ngoài Đường sách Nguyễn Văn Bình và phố sách Trần Nhân Tôn ra thì đây chính là nơi Ad hay ghé nhất mỗi khi muốn lùng sách cũ đó ạ.
[PHANBOOKER REVIEW] THỜI GIAN VÀ KÝ ỨC TRONG “MỘT DÒNG HỌ DO THÁI”

Nhà văn người Đức W. G. Sebald đã từng nói về chủ thể thời gian như sau: “Nó gạt bỏ sự tuần hoàn tuyến tính, không hề tiến về phía trước mà lại đi theo đường dích dắc […] tiến hóa theo những cách khó lường”. Một tác phẩm khác – tiểu thuyết Một dòng họ Do Thái của nhà văn người Pháp Camille De Toledo cũng sẽ lại cho thấy một điều tương tự, với ký ức, sự chuyển giao và trạng thái mất cân bằng.

Là cuốn bán tự truyện của chính tác giả, Một dòng họ Do Thái giả lập về nhân vật chính mang tên Theseus – người cũng như trong Thần thoại Hy Lạp, bị lạc giữa những mê cung ký ức, để đối đầu với con ác quỷ đang tìm đến mình. Tiểu thuyết mở đầu về một cái chết treo cổ ở trên ống ga của người anh trai Jérôme, để từ đó liên tục là những cái chết của cha, của mẹ… cũng như hành trình chạy trốn và lật lại cây gia phả, để hiểu rõ hơn những gì đã kịp xảy đến.

Mở đầu bằng một cái chết, và rồi tiếp tục là những cái chết của một gia đình 4 người, Theseus đã cố chạy trốn những gì hiện thực mang lại. Xuất thân từ một dòng họ của quên lãng cũng như chết chóc, người thanh niên ấy muốn được tự do nhưng không thể ngờ chính mình là một kẻ ngốc, khi muốn tìm lại cuộc đời ở Berlin với những ảo tưởng mong manh.

Thế nhưng thời gian có chừa một ai, khi trên chính chuyến tàu chạy trốn đến vùng đất xa của nước Đức, nơi hai nửa đã được nhập lại, nơi sự hung hãn đã được mềm hóa… anh lại mang theo 3 thùng caron cất giữ tất cả những gì còn lại của gia đình mình. Phanbook
Trong chuyến đi đó, anh đã tìm thấy hồi ký lang bạc của cụ cố mình, một người đàn ông tên Talami cùng với cái chết của con trai đầu, Oved. Soi chiếu qua một thế hệ của sự nhảy cóc, gia đình Theseus bỗng nhiên rơi đúng vào trong quá khứ, của những gì đã từng xảy đến với dòng họ mình, trong một nhánh khác của cây gia phả.

Từ đâu mà cái chết của người mẹ lại trùng đúng với ngày sinh của người anh trai, bởi đâu mà chính lịch sử có thể lặp lại? Trong tác phẩm này, Camille De Toledo đã gọi đó là những “đồng đại”, “trùng hợp” và là những “nhầm lẫn của thời gian”, nơi quá khứ trộn lẫn vào tương lai, và những đường viền rõ nét của các cơ thể bị mờ đi trước những kết nối của thế hệ.  

Tính chất của thời gian này là không hề mới. Trong thời gian dài người ta đã nghiên cứu thấy những sự nhảy cóc trong một gia phả. Như thể một cặp cha mẹ nghiện rượu sẽ để lại di chứng cho con cái mình trở thành những người cực đoan về thứ thức này. Và chính những sự cấm cản, những sự nghiêm khắc sẽ làm nhảy cóc đến tiếp thế hệ thứ 3 trở thành nghiện rượu, và rồi cứ thế mọi thứ sẽ lại tiếp tục. Phanbook

Theseus đúng như tên gọi, khi đối mặt với những đau thương đã liên tục bối rối trước những bức tường cuộc đời, dẫn đến một sự xoay xở không thấy đường ra và toàn sai lầm. Rằng khi rời khỏi Paris để đến Berlin, thay vì được sống một cuộc đời mới thì anh lại nhảy vào cái giếng khác không thấy lối ra, và tốn hơn một thập kỷ thì mới hiểu rằng bản thân không thể xóa bỏ hay là vứt đi ký ức sót lại. Chúng sẽ tồn tại và rồi buộc anh đối mặt với con quái vật là cơ-thể-ký-ức ngày càng lớn mạnh và đè nén anh.

Liệu nhân vật ấy có thể thoát khỏi con quái vật ấy, có thể yên ổn ở nơi cách xa Paris tràn ngập đau thương? Một dòng họ Do Thái là tác phẩm lạ, với sự kết hợp giữa thơ cùng với văn xuôi, xen kẽ đó là những hình ảnh, hồi ức cùng với kiến thức khoa học liên ngành, địa – chính trị. Nếu ai từng thích W. G. Sebald thì đây là một tác phẩm không nên bỏ qua.
[THÔNG BÁO PHÁT HÀNH] BỘ LỊCH BÀN 2023 “YÊU THƯƠNG VÀ TỪ BI” & “HẠNH PHÚC TỪNG NGÀY” Phanbook
“Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đóng góp cho một nhân loại hạnh phúc hơn và một thế giới hòa bình hơn” – Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đây sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa cho chính bạn hoặc cho những người yêu thương trước thềm năm mới.
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Kích thước: 13x11cm; 365 trang Giấy: CoucheMatt 120gsm, in 4 màu Bìa lịch: In 4 màu, dập nổi và ép kim   Hộp: In 4 màu cao cấp, giấy Duplex 400gsm Đế lịch: Đế chữ A bồi carton Phụ kiện: Khoen tròn cao cấp

NHÀ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH “TRỊNH CÔNG SƠN VÀ BOD DYLAN”? Phanbook

Giáo sư John C. Schafer không phải là người xa lạ với Việt Nam. Ông dạy tiếng Anh tại Đại học Huế cuối những năm 1960, đầu 1970. Ông dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001. Giáo sư nghiên cứu văn học và văn hóa Việt trên một diện rộng từ cổ chí kim như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, những tiểu thuyết thời kỳ đầu của Hồ Biểu Chánh, tạp văn Võ Phiến, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nghiên cứu về giới qua hồi ký của Phạm Duy và Lê Vân.

Đây không phải là công trình nghiên cứu đầu tiên của John về Trịnh Công Sơn. Ông có một số công trình khác như The Trinh Cong Son Phenomenon (Hiện tượng Trịnh Công Sơn), Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn.
Tôi nghĩ giáo sư John C. Schafer có mối liên hệ với Việt Nam về mặt tình cảm, vì thế sự am tường bối cảnh Việt Nam quyết định đến lựa chọn đề tài nghiên cứu Trịnh Công Sơn. Điều này cũng xuất phát từ tình cảm của ông với nhạc Trịnh. Phanbook

Về lâu về dài công trình sẽ là một mắt xích trong công tác nghiên cứu Trịnh Công Sơn. Nó lấp một khoảng trống trong nghiên cứu nước ta. Đa phần những nghiên cứu của người Việt là cảm luận, vì niềm yêu thích đơn thuần mà viết. Ở đây, bên cạnh niềm yêu thích còn có sự đối chiếu, đặt Trịnh Công Sơn vào bối cảnh toàn cầu, thế giới, tương quan với người sáng tác khác.

Có thể Trịnh Công Sơn chỉ nhận mình là người du ca đi qua cuộc đời này, nhưng tác phẩm đã đi xa hơn chủ kiến của tác giả. John Schafer đã chứng minh điều đó.
“Với củi lửa thiên nhiên cho ta hơi ấm, với rượu trà nó cho ta hương vị của đất trời và đang thì thầm nói với loài người rằng cuộc đời đang vận động theo chu kỳ, hết đông tới xuân, hết ác tới thiện.” Phanbook
| Rồi mùa thu xôn xao lá úa – Nguyễn Tường Bách |…
“Con đường đời đôi khi tối tăm u ám hoặc trúc trắc gập ghềnh, nhưng sự đồng hành của những người bạn thực sự luôn luôn làm cho nó thành dễ dàng, sáng sủa hơn.”

| Con tim thủy tinh – Frédéric Lenoir |  

“Và đối với một người trưởng thành thì việc có một chuyện gì đó trong quá khứ để cười cợt được cũng tốt lành chẳng kém việc có một chuyện gì đó khiến hắn đau lòng xót ruột đến phát khóc.”

| Lặp lại – Soren Kierkeegaard | … – Ơ, những quote này quen quá, toàn trích dẫn trong sách Phanbook phải hong ta!!!

– Đúng rồi bạn ơi, bộ lịch “Hạnh phúc từng ngày” do chính Ban Biên tập của Phanbook tuyển lựa từng câu trong các sách đã phát hành đó.
[TRÊN BÀN BIÊN TẬP] “Ở châu Mỹ, nước Anh đã mất các thuộc địa không phải vào tay người châu Mỹ bản địa, mà là vào tay những hậu duệ của người định cư châu Âu.

  Cornwallis quyết tâm đảm bảo một giai cấp định cư ở thuộc địa không bao giờ xuất hiện ở Ấn Độ khiến nền cai trị Anh bị thách thức như đã từng ở châu Mỹ, nơi mà ông phải trả giá cho điều đó bằng sự sỉ nhục thua trận. Tới thời kỳ này, 1/3 đàn ông Anh sống chung với phụ nữ Ấn Độ, và người ta cho rằng có tới hơn 11.000 người lai Anh – Ấn ở ba khu quản hạt.   Cornwallis giờ công bố một loạt sắc lệnh phân biệt chủng tộc trắng trợn nhằm loại trừ con cái của đàn ông Anh đã lấy vợ người Ấn, hay các cô bibi, không để họ làm việc cho Công ty.  

Năm 1786, một sắc lệnh được thông qua cấm trẻ mồ côi lai Anh – Ấn của binh lính người Anh không được phục vụ cho quân đội của Công ty. Năm 1791, cánh cửa đóng sầm khi một sắc lệnh được ban bố: người có cha hay mẹ là người Ấn không được làm việc cho các cơ quan dân sự, quân sự hay hải quân của Công ty. 1 năm sau, sắc lệnh mở rộng sang “các vị trí sĩ quan trên tàu thuyền của Công ty”. Phanbook

  Năm 1795, lại có thêm những luật lệ được ban hành tuyên bố rõ ràng không cho phép bất kỳ ai không có cả cha lẫn mẹ là người Âu được phục vụ trong quân đội của Công ty trừ “lính kèn, lính trống, lính phục vụ dàn nhạc và thợ đóng móng ngựa”.   Thêm nữa, giống như những ông bố người Anh của họ, con lai Anh – Ấn cũng bị cấm sở hữu đất đai. Điều đó đồng nghĩa với việc loại trừ họ khỏi những công việc là nguồn gốc tạo ra của cải rõ ràng nhất và người Anh – Ấn nhanh chóng chìm nghỉm trên nấc thang xã hội.   Mọi chuyện tiếp tục như thế cho tới 1 thế kỷ sau, khi người Anh – Ấn đã chỉ là một cộng đồng gồm những thư ký làm việc lặt vặt, nhân viên bưu điện và người lái tàu hỏa.”

| Trích từ một cuốn biên khảo đồ sộ sắp ra mắt |
 
GIAN HÀNG TMĐT Phanbook: 
– Website: phanbook.vn

Leave a Comment